1. Kết thân với các hàng bán đồ si
Kết thân với những cửa hàng bán đồ cũ là cách vừa nhanh lại dễ để bạn có được những món đồ tốt nhất. Khi “khui thùng”, các chủ shop đồ sida thường lọc đồ, những thứ tốt nhất sẽ được giữ lại cho khách quen.
Ngoài ra trước khi đến mua bạn cũng có thể gọi điện trước cho chủ shop và trao đổi những thứ bạn muốn mua để chắc chắn rằng họ có những món tương tự phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian.
2. Xác định rõ mình cần gì
Giữa biển đồ cũ, bạn sẽ dễ rơi vào 2 trường hợp, một là hoa mắt chóng mặt vì thấy thứ gì cũng muốn mua và trạng thái còn lại là chẳng thấy hài lòng với bất cứ thứ gì. Với trường hợp thứ 1, bạn cần nhớ rằng dù đồ cũ hầu hết đều rất rẻ nhưng cũng sẽ dễ cháy túi nếu mua quá nhiều. Điều cần làm là mang theo danh sách những thứ mà tủ quần áo của bạn cần, nhưng cũng chuẩn bị sẵn tâm lý không nên “sống chết” cần phải lấp đầy danh sách đó.
3. Dạo một vòng quanh
Khi vào gian hàng đồ cũ, bạn nên dạo một vòng quanh toàn bộ cửa hàng và nhặt tất cả những gì bắt mắt, dù bạn không chắc mình có thích nó hay không hoặc nó có vừa vặn không. Sau đó khi gom được một đống bạn mới tiếp tục công đoạn thứ 2 là nhặt ra những thứ vừa ý.
Tại sao bạn nên học cách nhặt thật nhanh khi đi mua đồ si? Đó là bởi sẽ có rất nhiều khách hàng giống bạn nhặt cũng nhanh không kém. Lưu ý là bạn cần tăng tốc độ nhặt khi shop mới khui kiện hàng mới.
4. Nên mặc đồ màu trung tính và không nên mặc đồ liền
Để thuận tiện hơn cho việc thay đồ, bạn nên mặc áo với quần/váy rời có thiết kế dễ cởi và màu trung tính. Màu trung tính như be, kem, trắng, đen…. rất dễ phối đồ và màu sắc này cũng chiếm phần lớn trong tủ đồ của hầu hết chúng ta. Mặc đồ rời đi mua đồ cũng giúp thử đồ dễ hơn.
Ví dụ như bạn mặc váy liền mà muốn thử 1 chiếc áo thì sẽ phải tìm 1 chiếc quần mặc cùng. Tuy nhiên nếu bạn mặc đồ rời màu trung tính thì chuyện thử đồ lại đơn giản hơn.
5. Đừng bị lòe bịp bởi những nhãn fake
Khi đi mua đồ si, bạn sẽ chết ngập trong một bãi “đồ hiệu” như Dolce&Gabbana, Chanel, Dior. Một số người bán có thể lòe bịp bạn rằng đây là đồ hiệu cũ. Tuy nhiên, bạn hãy tình táo trước lời mời quảng cáo nhiều khả năng là dối lừa này. Bởi bạn đừng mơ bỏ ra vài trăm là đã có thể sắm được một chiếc ví LV được giới thiệu là hàng “vintage”. Thông thường chủ nhân của những món đồ hiệu xịn sẽ thanh lý chúng ở những cửa hàng ký gửi chứ không bán cho cửa hàng đồ si.
6. Nhìn kỹ đường viền và phom dáng của món đồ
Không phải cứ đồ si là cũ và trông rẻ tiền. Nếu chọn khéo, bạn vẫn sẽ tìm được những món mới toanh và có khả năng sử dụng tốt. Điều quan trọng là dù mua đồ cũ, bạn cũng không nên xuề xòa. Hãy nhìn kỹ đường viền may có chắc chắn, mịn và đều không, hãy nhìn phom dáng xem món đồ đó có rõ nét không, hãy nhìn lên bề mặt sản phẩm có bị sùi hay xù lông không.
7. Không bao giờ mua đồ có vết bẩn
Tất nhiên ngoại từ những vết bẩn có thể làm sạch thì bạn không nên mua đồ dính màu, dính chất bẩn lạ, dính bùn, máu… Hãy tin rằng càng cố làm sạch thì bạn sẽ càng thất vọng vì nhiều khi chính bởi không thể làm sạch nổi nên chủ cũ mới thanh lý lại những món đồ này.
8. Luôn vui vẻ với người bán
Dù mua đồ si rẻ tiền nhưng bạn cũng hãy nên cư xử lịch thiệp với người bán. Hãy cười, nói năng lịch sự, để lại số điện thoại và vui vẻ với họ. Đây là cách để bạn có thể đạt được điều 1, đó là trở thành khách hàng thân thiết của họ. Và cái lợi, như đã nói, những món đồ tốt họ sẽ dành cho bạn trước tiên.
9. Cân nhắc các mức độ hàng hóa khi mua đồ si
Đồ si có thể rộng một chút hay có thể chật một chút, nhưng bạn vẫn có thể cân nhắc để mua chúng, sau đó sửa lại. Sự lựa chọn thông thái sẽ giúp bạn tậu được các món đồ cũ hữu dụng với già “rẻ bèo”.
Những thứ dễ sửa: Những thứ thuộc về chi tiết may cơ bản như may lại đường chỉ bị sút, lên gấu, cắt ngắn vạt, bóp eo.
Những thứ không quá dễ và cũng không quá khó sửa: Thay cúc áo, thay khóa kéo… Tuy đây là những kỹ thuật cơ bản rất dễ mà thợ may nào cũng biết nhưng điều khó là bạn phải tìm được khóa, cúc đồng bộ với phong cách, màu sắc của món đồ.
Ngoài ra còn có các kỹ thuật như bóp lại thân, làm bóng đồ da, đóng lại đế giày, khâu lại giày….
Những thứ khó sửa: Làm mới lại chất liệu trang phục hay món đồ. Đây là kỹ thuật khó, cần phải có dụng cụ, nguyên vật liệu chuyên dụng. Vì thế nó rất đắt. Ngoài ra, may lại những trang phục có phom dáng phức tạp như blazer cũng rất khó bởi nếu không phải thợ cứng tay sẽ làm hỏng phom dáng trang phục.
Những thứ không thể sửa: Làm bé trở nên rộng hơn, sửa đồ da bị nứt hoặc lông bị hỏng…
10. Hãy nhớ luôn giặt trước khi mặc
Bất kể món đồ bạn mua mới hay cũ, thơm tho hay hôi hám, bóng bẩy hay xỉn màu… thì bạn luôn nhớ rằng phải giặt chúng và phơi ngoài ánh nắng trước khi mặc vào người. Đồ si thường chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh và hóa chất tẩy rửa độc hại có thể làm hại sức khỏe của người dùng.
Kết thân với những cửa hàng bán đồ cũ là cách vừa nhanh lại dễ để bạn có được những món đồ tốt nhất. Khi “khui thùng”, các chủ shop đồ sida thường lọc đồ, những thứ tốt nhất sẽ được giữ lại cho khách quen.
Ngoài ra trước khi đến mua bạn cũng có thể gọi điện trước cho chủ shop và trao đổi những thứ bạn muốn mua để chắc chắn rằng họ có những món tương tự phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Mua đồ cũ cũng cần có mánh
2. Xác định rõ mình cần gì
Giữa biển đồ cũ, bạn sẽ dễ rơi vào 2 trường hợp, một là hoa mắt chóng mặt vì thấy thứ gì cũng muốn mua và trạng thái còn lại là chẳng thấy hài lòng với bất cứ thứ gì. Với trường hợp thứ 1, bạn cần nhớ rằng dù đồ cũ hầu hết đều rất rẻ nhưng cũng sẽ dễ cháy túi nếu mua quá nhiều. Điều cần làm là mang theo danh sách những thứ mà tủ quần áo của bạn cần, nhưng cũng chuẩn bị sẵn tâm lý không nên “sống chết” cần phải lấp đầy danh sách đó.
3. Dạo một vòng quanh
Khi vào gian hàng đồ cũ, bạn nên dạo một vòng quanh toàn bộ cửa hàng và nhặt tất cả những gì bắt mắt, dù bạn không chắc mình có thích nó hay không hoặc nó có vừa vặn không. Sau đó khi gom được một đống bạn mới tiếp tục công đoạn thứ 2 là nhặt ra những thứ vừa ý.
Tại sao bạn nên học cách nhặt thật nhanh khi đi mua đồ si? Đó là bởi sẽ có rất nhiều khách hàng giống bạn nhặt cũng nhanh không kém. Lưu ý là bạn cần tăng tốc độ nhặt khi shop mới khui kiện hàng mới.
Đồ si cũng có nhiều món mới toanh
4. Nên mặc đồ màu trung tính và không nên mặc đồ liền
Để thuận tiện hơn cho việc thay đồ, bạn nên mặc áo với quần/váy rời có thiết kế dễ cởi và màu trung tính. Màu trung tính như be, kem, trắng, đen…. rất dễ phối đồ và màu sắc này cũng chiếm phần lớn trong tủ đồ của hầu hết chúng ta. Mặc đồ rời đi mua đồ cũng giúp thử đồ dễ hơn.
Ví dụ như bạn mặc váy liền mà muốn thử 1 chiếc áo thì sẽ phải tìm 1 chiếc quần mặc cùng. Tuy nhiên nếu bạn mặc đồ rời màu trung tính thì chuyện thử đồ lại đơn giản hơn.
5. Đừng bị lòe bịp bởi những nhãn fake
Khi đi mua đồ si, bạn sẽ chết ngập trong một bãi “đồ hiệu” như Dolce&Gabbana, Chanel, Dior. Một số người bán có thể lòe bịp bạn rằng đây là đồ hiệu cũ. Tuy nhiên, bạn hãy tình táo trước lời mời quảng cáo nhiều khả năng là dối lừa này. Bởi bạn đừng mơ bỏ ra vài trăm là đã có thể sắm được một chiếc ví LV được giới thiệu là hàng “vintage”. Thông thường chủ nhân của những món đồ hiệu xịn sẽ thanh lý chúng ở những cửa hàng ký gửi chứ không bán cho cửa hàng đồ si.
Đừng lạc ở cửa hàng đồ si
6. Nhìn kỹ đường viền và phom dáng của món đồ
Không phải cứ đồ si là cũ và trông rẻ tiền. Nếu chọn khéo, bạn vẫn sẽ tìm được những món mới toanh và có khả năng sử dụng tốt. Điều quan trọng là dù mua đồ cũ, bạn cũng không nên xuề xòa. Hãy nhìn kỹ đường viền may có chắc chắn, mịn và đều không, hãy nhìn phom dáng xem món đồ đó có rõ nét không, hãy nhìn lên bề mặt sản phẩm có bị sùi hay xù lông không.
7. Không bao giờ mua đồ có vết bẩn
Tất nhiên ngoại từ những vết bẩn có thể làm sạch thì bạn không nên mua đồ dính màu, dính chất bẩn lạ, dính bùn, máu… Hãy tin rằng càng cố làm sạch thì bạn sẽ càng thất vọng vì nhiều khi chính bởi không thể làm sạch nổi nên chủ cũ mới thanh lý lại những món đồ này.
8. Luôn vui vẻ với người bán
Dù mua đồ si rẻ tiền nhưng bạn cũng hãy nên cư xử lịch thiệp với người bán. Hãy cười, nói năng lịch sự, để lại số điện thoại và vui vẻ với họ. Đây là cách để bạn có thể đạt được điều 1, đó là trở thành khách hàng thân thiết của họ. Và cái lợi, như đã nói, những món đồ tốt họ sẽ dành cho bạn trước tiên.
9. Cân nhắc các mức độ hàng hóa khi mua đồ si
Đồ si có thể rộng một chút hay có thể chật một chút, nhưng bạn vẫn có thể cân nhắc để mua chúng, sau đó sửa lại. Sự lựa chọn thông thái sẽ giúp bạn tậu được các món đồ cũ hữu dụng với già “rẻ bèo”.
Những thứ dễ sửa: Những thứ thuộc về chi tiết may cơ bản như may lại đường chỉ bị sút, lên gấu, cắt ngắn vạt, bóp eo.
Những thứ không quá dễ và cũng không quá khó sửa: Thay cúc áo, thay khóa kéo… Tuy đây là những kỹ thuật cơ bản rất dễ mà thợ may nào cũng biết nhưng điều khó là bạn phải tìm được khóa, cúc đồng bộ với phong cách, màu sắc của món đồ.
Ngoài ra còn có các kỹ thuật như bóp lại thân, làm bóng đồ da, đóng lại đế giày, khâu lại giày….
Những thứ khó sửa: Làm mới lại chất liệu trang phục hay món đồ. Đây là kỹ thuật khó, cần phải có dụng cụ, nguyên vật liệu chuyên dụng. Vì thế nó rất đắt. Ngoài ra, may lại những trang phục có phom dáng phức tạp như blazer cũng rất khó bởi nếu không phải thợ cứng tay sẽ làm hỏng phom dáng trang phục.
Những thứ không thể sửa: Làm bé trở nên rộng hơn, sửa đồ da bị nứt hoặc lông bị hỏng…
10. Hãy nhớ luôn giặt trước khi mặc
Bất kể món đồ bạn mua mới hay cũ, thơm tho hay hôi hám, bóng bẩy hay xỉn màu… thì bạn luôn nhớ rằng phải giặt chúng và phơi ngoài ánh nắng trước khi mặc vào người. Đồ si thường chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh và hóa chất tẩy rửa độc hại có thể làm hại sức khỏe của người dùng.
Nguồn: danviet.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét