Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Bí quyết chọn ngọc trai qua màu sắc

Ngọc trai biển và ngọc trai nước ngọt thoạt nhìn có vẻ giống nhau nhưng giá trị của ngọc trai biển gấp 20 lần so với ngọc trai nước ngọt.

Người tiêu dùng hiện nay thường bị nhầm lẫn bởi vẻ ngoài giống nhau của ngọc trai nước ngọt và ngọc trai biển. Sự khác biệt của 2 loại ngọc trai nằm ở độ cứng, chất lượng xà cừ và màu sắc. Mặt khác, chúng ta cũng không thể phân biệt ngọc trai bằng các phương pháp thử truyền thống như cà ra bột xà cừ hay đốt dưới lửa....


Hoa hậu Mai Phương Thúy với bộ trang sức ngọc trai biển Tahiti của thương hiệu Hoàng Gia Pearl.

Nghệ nhân quốc gia Hồ Thanh Tuấn, chủ thương hiệu Ngọc Trai Hoàng Gia (Hoàng Gia Pearl) đã chia sẻ cách nhận biết các loại ngọc trai qua màu sắc của viên ngọc. Ngọc trai biển có màu sắc, hình dáng tự nhiên, không qua xử lý, không mài dũa, mang đặc tính riêng biệt của từng loài trai như ngọc trai đen Tahiti, ngọc trai vàng ánh kim South Sea hay ngọc Akoya có màu trắng, vàng kem, trắng ánh hồng.

Ngọc trai biển được cấu tạo bởi các tế bào xà cừ, xếp lớp hình cầu, quá trình tạo ngọc tự nhiên. Môi trường biển có nhiều khoáng chất và xi-phông cao nên ngọc trai biển có độ bóng sáng rực rỡ, ánh lấp lánh. Dưới tác động của hiện tượng khúc xạ, ánh xà cừ đặc trưng của ngọc trai biển nổi bật. Có thể phân biệt 2 loại ngọc trai bằng cách so sánh màu sắc của chúng trong điều kiện ánh sáng khác nhau, điều này thấy rõ hơn khi ngọc trai bị ướt.


Màu sắc tự nhiên của ngọc trai biển South Sea thể hiện rõ dưới mỗi góc ánh sáng khác nhau.

Ngọc trai nước ngọt nguyên bản có gam màu sáng, thường có vằn, không đồng bộ màu trên cùng một viên ngọc. Người ta thường đã tiến hành tẩy trắng và xử lý hóa chất nhuộm màu để cho ra những viên ngọc với nhiều màu sắc đa dạng. Đồng thời, do sống trong môi trường nước ngọt và cấy quá nhiều phôi trên một con trai nên ngọc trai nước ngọt có độ bóng sáng không cao và không tự nhiên.


Ngọc trai nước ngọt sau khi xử lý nhuộm màu sẽ cho màu sắc đa dạng, không tự nhiên và bóng sáng như ngọc trai biển.

Ngọc trai nước ngọt được nuôi cấy bằng phôi mềm với tỷ lệ vài chục phôi trên thân một con trai nên có thể cho ra hàng chục viên ngọc. Trong khi đó, ngọc trai biển được cấy bằng nhân cứng định hình, một nhân trên một con trai và tỷ lệ tạo ngọc đạt trung bình khoảng 40%. Điều này lý giải chất lượng, độ bền cũng như giá trị của ngọc trai nước ngọt thấp hơn đến 20 lần so với ngọc trai biển.

Nguồn: ngoisao.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét